Sửa chữa điện dân dụng là một trong những nghề tuy không mới nhưng lại luôn luôn cần thiết trong cuộc sống thường nhật.
Hiện nghề sửa chữa điện dân dụng đang rất thiếu lao động mà một phần nguyên nhân là do nhiều người cho rằng nghề sửa chữa điện dân dụng chỉ đơn thuần là lắp đặt các đường điện trong nhà hay sữa chữa những đồ điện đơn giản nên thu nhập thấp. Thực tế, đó chỉ là một phần trong những công việc mà một người thợ điện dân dụng phải học và có thể làm việc.
1. Học nghề sửa chữa điện dân dụng có những ưu điểm gì?
– Sửa chữa điện dân dụng không mang tính thời vụ, ổn định, lâu dài.
Nếu như các thiết bị điện lạnh như điều hòa, tủ lạnh chỉ hot vào mùa hè hoặc bình nóng lạnh, máy sưởi,… chỉ hot vào mùa đông, thì những thiết bị điện dân dụng phục vụ đời sống quanh năm suốt tháng. Vì vậy nó mang tính chất ổn định, không mang tính chất thời vụ như một số nghề sửa chữa khác.
– Thợ điện dân dụng không bao giờ lo thất nghiệp
Ở thời buổi kinh tế ngày càng hiện đại như hiện nay, điện được xem là yếu tố then chốt không thể thiếu ở các gia đình cho dù là ở bất cứ nơi đâu nông thôn hay thành phố. Chính vì thế, nhu cầu trong sửa chữa điện có ở khắp mọi nơi đồng nghĩa với việc nhóm nghề sửa chữa điện dân dụng sẽ không bao giờ phải lo ngại vì hết việc để làm, không lo bị thất nghiệp.
– Nghề điện dân dụng đơn giản, dễ làm
Nghề sửa chữa điện dân dụng là một trong những nghề đơn giản, dễ làm đối với những người mới chập chững theo con đường này. Các kỹ thuật chuyên môn sử dụng có thể được cập nhật và thực hiện theo các nguyên tắc, nguyên lý chung và hầu như các thao tác đó rất ít bị thay đổi. Do vậy bạn có thể nắm chắc kiến thức cho một công việc cụ thể và sau đó áp dụng nó cho mọi lần sau.
2. Những công việc mà một người thợ điện dân dụng có thể làm được bao gồm:
Lắp đặt và bảo trì máy phát điện: bao gồm những phần việc như sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các máy phát điện một pha, quấn dây, sửa chữa các mạch tự động của máy…
Lắp đặt và vận hành động cơ không đồng bộ ba pha: thực hiện các công đấu dây, lắp đặt để tạo chiều quay cho động cơ hoặc đảo dòng điện chiều xoay chiều.
Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng: sửa chữa, lắp đặt các loại quạt, đèn, máy bơm, điều hòa, lò vi sóng, bàn ủi, bếp điện, bình nước nóng…..
Lắp đặt, bảo trì máy biến áp: lắp mạch, quấn dây, sửa chữa mạch tự động, chỉnh lưu cho máy biến áp.
Lắp đặt, bảo trì thiết bị điều khiển và cảnh báo:lắp các mạch điện chiếu sáng, báo cháy, chống trộm, cửa tự động…
Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng: nối dây, đi dây điện, lắp đặt hệ thống ống luồn, lập bảng điện điều khiển, hệ thống ổ cắm; lắp đặt hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng….
Thực hiện các công việc bổ trợ nghề: đục kim loại, cưa, khoan, cắt, mài, hàn thiếc, uống ống , tạo ren….
Ngoài 7 công việc mang tính chuyên môn kể trên thì người học sửa chữa điện dân dụng còn có thể thực hiện những công việc khác như thực hiện các biện pháp an toàn lao động và quản lý công việc. Tuy nhiên những công việc này thường dành cho những người đã có kinh nghiệm công việc lâu năm đảm nhiệm.
3. Nhưng nơi làm việc của nghề điện dân dụng
– Làm những công việc về điện ở các hộ tiêu dùng điện, các văn phòng, các xí nghiệp, cơ quan, nông trại đơn vị kinh doanh.
– Làm thợ điện tại các trung tâm sửa chữa, bảo hành đồ điện gia dụng.
– Làm việc cho các công ty xây dựng chuyên về thi công điện nước.
– Làm tại những công ty truyền tải điện.
– Tự tổ chức và làm chủ những cơ sở lắp đặt, sản xuất, sửa chữa về điện.
– Hợp tác với nước ngoài, hoàn thành những công trình về điện.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề điện dân dụng, và tìm ra câu trả lời cho bản thân mình “Có nên học nghề điện dân dụng không?”.
TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ THANH XUÂN
Địa chỉ duy nhất: Số 83 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội
( Cách Đại học công nghệ giao thông vận tải 100m)
https://www.youtube.com/channel/UCacCIiXAAa4b9iIslt9lZBw
Hotline tư vấn miễn phí: 0911.587.588 + zalo (Ms Thanh)
Trả lời