Thời gian học : 3 – 5 tháng (Cơ bản + Chuyên sâu)
Lịch học: Học ngày 2 ca (sáng + chiều), từ thứ 2 → thứ 6 hàng tuần. Học lý thuyết song song với thực hành. Thời gian thực hành chiếm 80-90% quá trình học.
Nước ta đang trong quá trình phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Nhu cầu xây dựng rất lớn. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng các loại máy công trình phục vụ cho việc thi công xây dựng là cực cao. Chính vì lẽ đó mà nghề sửa chữa và vận hành máy công trình đã và đang được coi là một trong những nghề trọng điểm và tiềm năng rất lớn trong hiện tại và tương lai
1. PHẦN ĐIỆN, ĐIỆN TỬ CƠ BẢN.
– Học viên được học về dòng điện, điện áp, công suất: Hiểu được khái niệm, ý nghĩa vật lý, ký hiệu, đơn vị đo. Nắm rõ cách đo bằng đồng hồ vạn năng.
– Điện tử cơ bản: Nắm rõ và phân biệt các linh kiện điện tử: Điện trở, tụ điện, cuộn dây, biến áp, điốt, bóng bán dẫn…
– Biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra Mạch điện cơ bản, Mạch khuếch đại, Mạch dao động… Cách hàn hút IC…
– Quy tắc An toàn điện.
2. PHẦN CHUYÊN NGÀNH.
a. Chuyên môn:
– Giới thiệu hộp CPU, ECU trên các đời máy được áp dụng máy công trình.
– Sửa chữa lỗi kỹ thuật máy công trình.
– Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của các hệ thống trên máy công trình và mối liên hệ với hệ thống điện điều khiển;
– Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống điện trên máy công trình thông dụng như San, Lu, Xúc, Ủi, Cần trục và một số máy công tình khác để bảo dưỡng và sửa chữa;
– Giải thích được cấu trúc cơ bản, chức năng, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật cơ bản của các cơ cấu, bộ phận điều khiển điện, điện tử và thực hiện bảo dưỡng trên các máy thi công xây dựng thông dụng;
– Xác định được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá các mức độ hư hỏng và đề xuất ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống điện máy công trình thông dụng khi được cung cấp tài liệu kèm theo.
b. Kỹ năng:
– Sử dụng thành thạo dụng cụ tháo lắp, các thiết bị đo kiểm và thiết bị chẩn đoán hư hỏng hệ thống điện máy công trình;
– Đọc và phân tích được các sơ đồ mạch điện điều khiển trên các loại máy công trình;
– Nắm vững cách mở Sivice để Load lại chương trình các máy đời cao.
– Thành thạo nguyên lý làm việc của việc kết hợp cảm biến để điều khiển trên máy công trình.
– Thay thế sửa chữa phần cứng, phần mềm của Hộp đen, CPU, ECU ( Hộp động cơ) và thành thạo cách cân chỉnh Bơm thủy lực dùng điện điều khiển.
– Hiểu sâu về nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến ứng dụng trong máy công trình.- Thực hiện được công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống điện trên các máy công trình thông dụng;
– Thực hiện được các công việc kiểm tra, xác định được tình trạng kỹ thuật để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận trong các cơ cấu, hệ thống cơ khí, thủy lực và khí nén được điều khiển bằng điện, điện tử;
– Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật hệ thống điện điều khiển trên các máy công trình thông dụng;
– Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn, thợ sửa chữa phục vụ cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa;
– Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.