Đưa ra quyết định thay đổi nghề nghiệp là một thách thức đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là khi bạn đã dành nhiều năm cống hiến cho một ngành nghề nhất định. Việc chuyển đổi nghề nghiệp lại càng là một bài toán khó cho lao động ở tuổi trung niên vì họ phải vượt qua tâm lý, mặc cảm và phải học hỏi những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới.
1. Lý do tuổi trung niên đổi nghề
Có rất nhiều lý do khiến tuổi trung niên thay đổi nghề, có 3 lý do chính thường gặp phải sau đây:
Thứ nhất, cảm thấy giữa mình và công việc hiện tại có rào cản rất lớn mà mình không thể vượt qua. Không còn tìm thấy niềm yêu thích say mê trong công việc, cảm giác chán nản vô vị đeo bám mỗi khi bạn làm việc. Bạn đã cố gắng hết sức để lấy lại cảm hứng trong công việc và hòa hợp với nó trong một khoảng thời gian dài nhưng không được. Thì việc đưa ra quyết định thay đổi công việc khác là điều sớm muộn.
Thứ hai, công việc hiện tại khiến bạn cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi, nó quá nặng nhọc với sức khỏe, tinh thần của bạn hiện tại. Công việc ấy không thể giúp bản phát huy bản thân và phát triển trong tương lai. Vậy nên bạn quyết định tìm công việc mới phù hợp với bản thân ở thời điểm này hơn.
Thứ ba, vì lý do chủ quan hay khách quan không mong muốn nào đó dẫn đến thất nghiệp. Việc phải thay đổi công việc khi đã đứng tuổi là điều không ai mong muốn, nhưng nếu bạn rơi vào tình cảnh bất đắc dĩ này đừng ngại ngần lập ngay kế hoạch thay đổi công việc mới.
2. Tuổi trung niên thay đổi nghề như thế nào
Vượt qua mặc cảm: Bắt đầu một công việc mới khi ở độ tuổi trung niên là điều rất khó khăn, người lao động sẽ cảm thấy ngại ngần và mặc cảm khi phải làm lại từ đầu, phải trau dồi kiến thức nghề nghiệp mới và gia nhập môi trường làm việc mới. Điều đầu tiên cần chuẩn bị để thay đổi công việc mới là vượt qua mọi mặc cảm để sẵn sàng tâm lý bắt đầu công việc mới.
Lập kê hoạch tình hình tài chính: Hầu hết những người ở độ tuổi trung niên đều đã lập gia đình và có con vì vậy trước khi quyết định thay đổi công việc mới bạn cần xác định tình hình tài chính gia đình bạn để vừa lo đủ cho gia đình vừa đầu tư học tập, vốn liếng cho công việc mới.
Lựa chọn nghề mới: Đây là bước cần lựa chọn thật cẩn thận và kĩ càng, bạn có năng lực gì, yêu thích công việc gì và bạn có thể phát triển trong công việc đó hay không. Nếu không lựa chọn kĩ rất có thể bạn lại rơi vào tình trạng phải thay đổi công việc một lần nữa.
Học tập kiến thức và kỹ năng nghề mới: Công việc mới luôn đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng mới vì vậy tự cập nhật những kỹ năng lao động mới là điều quan trọng bạn cần làm để nâng cao tỷ lệ thành công. Mỗi nghề có một đặc thù riêng, trước khi theo nghề bạn cần trang bị tốt cho mình kiến thức của nghề đó, nỗ lực học hỏi để có thể hoàn thành công việc của mình.
Nỗ lực, không ngừng học hỏi: Khó khăn là điều bạn sẽ vấp phải trên con đường thay đổi nghề nghiệp chính vì vậy nỗ lực, luôn cố gắng và kiên trì, nhẫn nại là những điều không thể thiếu. Khó khăn trong việc tìm kiếm công việc và khó khăn trong việc hòa nhập với những đồng nghiệp với số tuổi bằng nửa bạn (khi bạn được nhận). Do đó, trang bị sẵn cho mình nhưng yếu tố cần và đủ là đòn bẩy giúp bạn đến gần thành công cũng như hoàn thành tốt quyết tâm thay đổi của chính mình.
TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ THANH XUÂN
Địa chỉ duy nhất: Số 83 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội
( Cách Đại học công nghệ giao thông vận tải 100m)
https://www.youtube.com/channel/UCacCIiXAAa4b9iIslt9lZBw
Hotline tư vấn miễn phí: 0911.587.588 + zalo (Ms Thanh)
Trả lời