Việc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng vì công việc là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Nó giúp ta cảm thấy mình có ích, thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc và gây ra những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức. Nhiều bạn trẻ đã mắc phải một số sai lầm phổ biến sau đây trong việc lựa chọn nghề nghiệp:
Giới hạn lựa chọn nghề nghiệp
Nhiều bạn chỉ quan tâm đến các địa điểm đào tạo là các trường đại học, cao đẳng mà bỏ qua các trường trung học chuyên nghiệp và các đơn vị dạy nghề khác. Khi tốt nghiệp chưa có nơi tuyển dụng gần với chuyên môn được đào tạo, họ chấp nhận làm các công việc chỉ cần đến trình độ kỹ thuật thấp hoặc lao động phổ thông, như vậy lại bỏ ra thời gian tiền bạc để đào tạo lại nghề mới gây ra lãng phí thời gian và tiền bạc đào tạo lại.
Coi nhẹ việc lựa chọn nghề nghiệp
Các bạn học sinh chỉ nghĩ rằng mình thích làm nghề gì thì chọn nghề đó. Nhưng thực tế, để chọn được một nghề nghiệp phù hợp cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố và phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức để xem xét trước khi đưa ra quyết định. Lựa chọn nghề nghiệp là quá trình bao gồm nhiều bước, trong đó có ba bước quan trọng và cần thời gian nhất đó là hiểu rõ bản thân, tìm kiếm thông tin về ngành nghề bạn yêu thích nhất và trường đào tạo chất lượng và phù hợp.
Chọn nghề không đúng năng lực, tính cách bản thân
Khi chọn nghề, chọn trường không đánh giá đúng năng lực bản thân sẽ dẫn đến hậu quả: nếu đánh giá quá cao sẽ dẫn tới chọn trường thi không phù hợp – dẫn đến thi rớt. Còn nếu đánh giá quá thấp, chúng ta sẽ không dám chọn những nghề phù hợp, những trường tốt, uy tín, đào tạo chất lượng. Một số bạn lầm tưởng mình có đủ năng lực thi vào ngành, trường đó là mình chọn nghề phù hợp, mà không tính đến tính cách của mình có phù hợp hay không. Ví dụ, có bạn giỏi khối B nên đã chọn ngành y. Nhưng khi vào học lại phát giác không chịu được cảnh máu me, mùi bệnh viện nên đành bỏ học giữa chừng và làm lại từ đầu. Có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến người viết văn hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch. Song nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng động, dám xông xáo, chịu đựng áp lực công việc cao… thì không thể theo đuổi nghề này được.
Đánh giá thấp ngành, nghề học
Nhiều bạn xem thường và đánh giá thấp các ngành đào tạo như mỏ, khí tượng thủy văn, bản đồ, địa chất, nhân học, công tác xã hội, học nghề,… và luôn mang tư tưởng thành kiến với một số nghề trong xã hội, chẳng hạn, cho rằng nghề thợ thấp kém hơn kỹ sư, coi lao động chân tay là nghề thấp hèn, chê nhiều công việc dịch vụ là không “thanh lịch”, v.v… Thường thường, những bạn này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động nghề nghiệp, đóng góp của nghề với xã hội. Đã là nghề được xã hội thừa nhận thì không thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được. Ngành nghề nào đào tạo đều hướng đến mục đích là đáp ứng nhu cầu của xã hội, đều có vai trò, giá trị nhất định trong hệ thống phân công lao động xã hội.
Theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác
Mỗi người có một tính cách, năng lực, sở thích, năng khiếu, điều kiện, hoàn cảnh riêng. Nhưng khi các bạn chọn nghề lại phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống (hay ý kiến) gia đình dẫn đến nhiều sai lầm. Bạn hãy nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi và đưa ra quyết định cho riêng bản thân mình, thay vì rập khuôn lại. Một số bạn cũng sai lầm khi chọn nghề theo sự rủ rê, theo chuẩn của nhóm, của bạn bè và của người yêu. Đôi khi vì tình cảm hay sự gắn bó từ phổ thông mà nhiều bạn cùng rủ nhau thi vào cùng ngành cùng trường. Sau này nhận thấy không phù hợp thì đã muộn rồi.
Hấp dẫn bởi vẻ ngoài của nghề
Ví dụ, như với các nghề diễn viên điện ảnh, dẫn chương trình, người mẫu thời trang, ca sĩ, du lịch, nhà hàng khách sạn,… rất hấp dẫn với các bạn trẻ, nhưng để theo nghề và thạo nghề thì phải có năng khiếu và rèn luyện gian khổ. Có người chỉ tin vào quảng cáo của các cơ sở đào tạo hay vì mức thu nhập mà chọn nghề vào học cũng sẽ dễ chán trường, chán nghề.
Chọn nghề hot, theo phong trào
Nhiều bạn cho rằng ngành nghề nào có thu nhập cao, nhu cầu thị trường lao động cao là ngành nghề hấp dẫn. Ngành nghề có thu nhập, nhu cầu cao chưa hẳn mình thi vào được hoặc vào được nhưng lại không học được phải “đứt gánh giữa đường”. Học được nhưng chưa chắc ra cuộc sống làm được vì có thể mình không phù hợp với ngành nghề này hoặc lúc mình ra trường ngành nghề này không còn nhu cầu cao nữa.
Hằng năm, đặc biệt là trong một số mốc thời gian quan trọng như là đầu một thập kỷ mới, có rất nhiều sách báo liệt kê ra những nghề “hot”được các chuyên gia dự đoán. Việc tham khảo những danh sách này cũng tốt nhưng bạn không nên sử dụng chúng để đưa ra quyết định với bản thân. Bạn cũng nên biết rằng đa phần các dự đoán này dựa trên những số liệu thực tế nhưng mọi thứ có thể thay đổi và thay đổi rất nhanh. Thêm vào đó, bạn cần dựa vào sở thích, khả năng và kinh nghiệm bản thân có để đưa ra lựa chọn. Chỉ bởi vì bạn thấy nghề này có triển vọng trong tương lai, không có nghĩa rằng đó là nghề hợp với bạn.
Chọn nghề lương cao là được
Không ai phủ nhận tầm quan trọng của lương, nhưng bạn không nên chỉ nhìn vào yếu tố này để lựa chọn nghề. Rất nhiều cuộc khảo sát đã cho thấy rằng tiền lương không thể đem lại sự thoải mái trong công việc. Với nhiều người thì hứng thú với công việc của mình quan trọng hơn nhiều. Bạn nên cân nhắc đến vấn đề lương bổng cùng các yếu tố khác ngang bằng và đồng thời để có được đánh giá chính xác nhất về nghề nghiệp đó.
Chọn nghề theo thành công của bạn bè hay người thân
Mọi người đều khác nhau từ tính cách, năng lực và sở thích vì thế nghề này thành công với người này chưa chắc đã là thành công với người kia. Thậm chí, khi hai người có nhiều điểm chung hay bạn thấy thích thú mỗi khi nghe kể về nghề của người đó thì chưa chắc công việc đó đã phù hợp với bạn. Hãy học hỏi và đưa ra quyết định cho riêng bản thân mình, thay vì dập khuôn lại.
Tại Trường dạy nghề Thanh Xuân 83 Triều Khúc có các khóa học phù hợp cho nam vừa đảm bảo được bắt kịp theo xu hướng vừa không lo thiếu việc làm.
Mách bạn 5 nghề nên theo học trong tương lai 5-10 năm tới để có tương lai tươi sansgn nhanh chóng gặt hái được thành công: 5 nghề nên theo học trong tương lai 5 -10 năm tới.
Trên đây là 9 sai lầm khi lựa chọn ngành nghề các bạn trẻ dễ mắc phải. Để có thể thành công thì các bạn cần phải tìm hiểu kĩ ngành mình muốn học tránh trường hợp chọn nhầm để rồi phải hối tiếc sau này. Mọi chi tiết hay có nhu cầu cần tư vấn học nghề, liên hệ phòng tuyển sinh, đào tạo trường dạy nghề Thanh Xuân theo SDT 0911.587.588 (zalo).
TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ THANH XUÂN
Địa chỉ duy nhất: Số 83 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội
( Cách Đại học công nghệ giao thông vận tải 100m)
https://www.youtube.com/channel/UCacCIiXAAa4b9iIslt9lZBw
Hotline tư vấn miễn phí: 0911.587.588 + zalo (Ms Thanh)
Để lại một bình luận