Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
Hiện nay, hầu như gia đình nào cũng trang bị cho riêng mình một chiếc tủ lạnh với kích thước, chủng loại hoặc kiểu dáng khác nhau. Để giúp các bạn nắm rõ hơn về cấu tạo cũng như tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tủ lạnh.
1. Cấu tạo cơ bản của tủ lạnh
1.1. Máy nén (Block):
Chủ yếu là loại máy nén một hoặc hai pittong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền, biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong. Nhiệm vụ của máy nén là: hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp, và nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, đẩy vào dàn ngưng.
1.2.Dàn ngưng:
Là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Nhiệm vụ của dàn ngưng là thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường. Vì thế, nó được lắp đặt: một đầu (đầu vào) được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao. Dàn ngưng thường làm bằng sắt, đồng, có cánh tản nhiệt.
1.3.Dàn bay hơi:
Là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Nhiệm vụ của dàn bay hơi là thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Dàn này được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.
1.4.Chất làm lạnh(Gas):
Là chất lỏng dễ bay hơi đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh. Nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của nó là khoảng -27 độ F (khoảng -32 độ C)
2. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
– Dùng hai chất bán dẫn:
- Một chất bán dẫn có tính dẫn điện là điện tử (-) và một chất bán dẫn có tính dẫn điện là lỗ trống (+). Chúng được nối với nhau bằng thanh đồng (hình 2-1), chúng tạo thành cặp nhiệt điện.
- Nếu cho dòng điện đi từ tấm bán dẫn (-) sang tấm bán dẫn (+) thì đầu nối giữa hai tấm bán dẫn hấp thụ nhiệt (lạnh đi), còn đầu kia toả nhiệt. Lượng nhiệt mà đầu lạnh hấp thụ được Qt được xác định theo công thức:
Qt = (U1 – U2)IT1 (3-1)
Trong đó: U1, U2 – hệ số Peltier
I – cường độ dòng điện đi qua cặp nhiệt điện
Trong đó: U1, U2 – hệ số Peltier
I – cường độ dòng điện đi qua cặp nhiệt điện
T1 – nhiệt độ đầu lạnh.
3. Ưu điểm và nhược điểm
Áp dụng hiện tượng này, có thể ghép nhiều cặp bán dẫn khác loại với nhau. Đưa tất cả các đầu lạnh về một phía (dàn lạnh), các đầu nóng về một phía (dàn nóng) để chế tạo thành tủ lạnh.
– Ưu điểm: không gây tiếng ồn, gọn nhẹ, dễ mang xách vận chuyển. Không có môi chất lạnh, có thể chuyển từ tủ lạnh sang tủ nóng dễ dàng (thay đổi cách đấu điện), tiện lợi cho du lịch vì dùng điện ăcquy.
– Nhược điểm: hệ số lạnh thấp, tiêu tốn điện năng cao, giá thành cao, không có khả năng trữ lạnh.
– Sửa chữa điện lạnh :
- Tủ lạnh không hoạt động, không có nguồn điện;
- Quạt ngăn đá không chạy;
- Ngăn đá không lạnh;
- Ngăn thực phẩm không lạnh; bị chảy nước; chạy kêu to;
- Block không lạnh.
Dạy nghề sửa chữa điện lạnh Thanh Xuân tin rằng khi các bạn nắm chắc được cấu tạo, cũng như nguyên lý hoạt động của tủ lạnh thì chắc chắn rằng bạn sẽ đủ khả năng để tự tay sửa chữa tủ lạnh khi hư hỏng. Tuy nhiên, để an toàn và bảo đảm bạn nên nhờ đến những người thợ sửa chuyên nghiệp nhé.
TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ THANH XUÂN
Địa chỉ duy nhất : 83 Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại : 0961.677.991 + zalo
Trả lời